Mục lục
I. Biến
Nhớ lại kiến thức toán cấp II một chút, chúng ta thường hay gặp khái niệm biến số, hai biến lấy ví dụ nhiều nhất chính là X và Y. Trong Javascript cũng vậy, cũng có khái niệm biến, và biến trong Javascript được sử dụng để lưu trữ dữ liệu trong suốt quá trình chương trình chạy.
Để khai báo biến trong Javascript, chúng ta sử dụng từ khóa var
, theo cấu trúc như sau:
var <tên biến> = [giá trị của biến];
Ví dụ
var x = 1; // Đặt biến x mang giá trị là 1
Quy tắc đặt tên biến
- Tên biến chỉ bao gồm: các ký tự không dấu, số, ký tự gạch dưới (_).
- Tên biến không được phép bắt đầu bằng số.
- Tên biến không được trùng với các từ khóa trong js như:
var
,let
,for
,default
,function
,…
Một vài lưu ý với biến trong Javascript
// Có thể khai báo biến mà không cần gán giá trị ngay
var x;
x = 1; # Ở đây mới bắt đầu gán giá trị cho x là 1
// Có thể gán giá trị của biến bằng một biến khác
var y = x + 1;
// Có thể khai báo nhiều biến cùng lúc
var x, y, z = 10;
// Có thể ghi đè giá trị của biến
var x = 1; # Lúc đầu x giá trị của x là 1
x = 10; # Đến đây giá trị của x sẽ là 10
// Một biến không khai báo mà lại được sử dụng thì sẽ bị lỗi
// Ví dụ sau có sử dụng biến i nhưng lại không khai báo trước đó
var x = i + 1000; # Sẽ bị lỗi "i is not defined"
II. Hằng số
Gần giống với biến, hằng số cũng là cách để lưu giá trị. Tuy nhiên, giá trị của biến có thể được gán lại, còn giá trị của hằng thì không.
Để khai báo hằng, chúng ta sử dụng từ const
.
Ví dụ
const pi = 3.14;
Quy tắc đặt tên hằng
Tương tự như quy tắc đặt tên biến
Một vài lưu ý khi sử dụng hằng
// Không thể khai báo hằng khi không có giá trị
const a; # Sẽ bị lỗi 'Missing initializer in const declaration'
// Có thể khai báo nhiều bằng một lúc
const key1 = 1, key2 = 2;
// Không thể gán lại giá trị cho hằng số
const pi = 3.14;
pi = 3.141; # sẽ gặp lỗi 'Assignment to constant variable.'
// Không thể khai báo lại hai hằng có tên giống nhau
const key = 123;
const key = 321; # Sẽ gặp lỗi "Identifier 'key' has already been declared"
// Có thể khai báo hằng bằng giá trị của các phép tính khác
var x = 1;
const secret = x + 1; # Hằng secret mang giá trị là <biến x> + 1
III. Kiểu dữ liệu
Trong toán học, chúng ta thường gặp một số khái niệm như
- Số tự nhiên
- Số tự nhiên khác 0
- Số thập phân
- Số nguyên âm
- Số nguyên dương
Đối với toán học thì chúng được gọi là kiểu số, còn trong lập trình nó được gọi là kiểu dữ liệu. Tuy nhiên kiểu dữ liệu trong lập trình không chỉ dừng lại ở các con số, mà còn có thể là các chữ cái, hoặc giá trị đúng sai.
Một vài kiểu dữ liệu phổ biến trong Javascript
Kiểu dữ liệu | Mô tả |
Kiểu số nguyên (init) | Bao gồm cả số nguyên âm và số nguyên dương và số 0. Đúng nghĩa với kiểu số nguyên trong toán học |
Kiểu số thập phần (float) | Đúng nghĩa với kiểu số thập phân trong toán học |
Kiểu chuỗi (string) | Là một tập hợp các ký tự bất kỳ, các ký tự phải đặt đặt trong cặp dấu “…” |
Kiểu boolean | Là kiểu dữ liệu đúng hoặc sai. true hoặc false |
Ví dụ về các kiểu dữ liệu
// Kiểu số nguyên
var x = 1;
var y = -2;
var z = 0;
var a = x + y + z; # -1
// Kiểu số thập phân
var x = 1.1;
var y = -2.2;
var z = 0.0;
var a = x + y + z # -1.1
// Kiểu chuỗi
var x = "Xin chào các bạn";
var y = "10001"; # mặc dù là số, nhưng lại là kiểu string
// Kiểu boolean
var troiMua = false; # troiMua là false, có thể hiểu là trời không mưa
var troiNang = true; # troiNang là true, có thể hiểu là trời đang nắng
IV. Tổng kết
Nội dung trong bài này rất là quan trọng. Biến và hằng bạn có thể nhớ nhanh, nhưng kiểu dữ liệu trong Javascript thì tuyệt đối không được xem thường, bởi vì nó rất dễ nhầm lần. Trong các bài viết kế tiếp, mình sẽ cho bạn thấy nó dễ nhầm lẫn như thế nào.
Hẹn gặp lại bạn ở bài viết kế tiếp.
- Bài 1: Giới thiệu về Javascript và cài đặt công cụ để code Javascript
- Bài 2: Biến, hằng, kiểu dữ liệu trong Javascript
- Bài 3: Toán tử và quy tắc dấu ngoặc trong Javascript
- Bài 4: Câu lệnh rẽ nhánh trong Javascript
- Bài 5: Vòng lặp trong Javascript
- Bài 6: Mảng trong Javascript
- Bài 7: Đối tượng trong Javascript
- Bài 8: Hàm trong Javascript
- Bài 9: Bài tập thực hành với JavaScript
- Bài 10: Thực hành – Bài tập và chữa bài về nhập xuất dữ liệu
- Bài 11: Thực hành – Bài tập và chữa bài về câu lệnh rẽ nhánh
- Bài 12: Thực hành – Bài tập và chữa bài về vòng lặp
- Bài 13: Thực hành – Bài tập và chữa bài về xử lý mảng
- Bài 14: Thực hành – Bài tập và chữa bài về xử lý chuỗi
- Bài 15: Kết thúc series nhập môn lập trình