Sử dụng Master – Slave mySql trong Laravel 5

1454

Tiếp tục câu chuyện của anh Nguyễn Văn A ở bài trước

Đọc thêm Phần 1

Hồi 4. Sử dụng thực tế với laravel.

Demo thì xong rồi, giờ thì phải áp dụng được vào thực tế. Anh A quyết định deploy một project laravel (5.5) và connect vào database cart mà anh đã tạo ở hồi 3.
Lại tiếp tục lần mò internet, anh thấy rằng laravel hỗ trợ read và write tại 2 database khác nhau. Cách cấu hình thì cực kỳ đơn giản.
Chi tiết bạn có thể xem tại: https://laravel.com/docs/5.5/database#read-and-write-connections

“Thật là quá tuyệt vời đi” – anh A kêu lên sung sướng.

Anh A bắt đầu việc cấu hình cho dự án laravel của mình.
Ý tưởng của anh rằng, database master sẽ chỉ sử dụng để write, trong khi database slave sẽ chỉ sử dụng để read, source code laravel của anh sẽ để trên Server 1 (nơi cùng chưa database master).

Các bước cấu hình cho dự án laravel được anh A thực hiện như sau:

Tạo một tài khoản trên server slave

mysql> CREATE USER 'nguyenvana'@'%' IDENTIFIED BY 'password';

mysql> GRANT ALL PRIVILEGES ON *.* TO 'nguyenvana'@'%' WITH GRANT OPTION;

mysql> FLUSH PRIVILEGES;

Bằng cách chạy các lệnh trên, anh A đã tạo ra một user có tên là nguyenvana, mật khẩu là password

Mở file config/database.php, tìm đến đoạn config kết nối với mysql, anh A sửa thành

'mysql' => [
    'driver' => 'mysql',

    # Write trên database master
    # Vì database master và source code trên cùng 1 Server
    # nên anh A giữ nguyên tài khoản kết nối đến mysql ban đầu
    'write' => [
        'host' => env('DB_HOST', '127.0.0.1'),
        'port' => env('DB_PORT', '3306'),
        'username' => env('DB_USERNAME', 'forge'),
        'password' => env('DB_PASSWORD', ''),
    ],

    # Read trên database slave
    # Vì database slave và source code nằm tại 2 server khác nhau
    # nên anh A phải sử dụng tài khoản slave vừa tạo ở đây
    'read' => [
        'host' => env('DB_READ_HOST'), # 192.168.10.17
        'port' => env('DB_READ_PORT', '3306'),
        'username' => env('DB_READ_USERNAME', 'forge'), # nguyenvana
        'password' => env('DB_READ_PASSWORD', ''), # password
    ],

    # Vì tại 2 server master và slave, tên database đều là `cart`
    # Vậy nên anh A giữ nguyên thông tin cấu hình này
    # không đưa vào 2 thông tin cầu hình `read` và `write
    'database' => env('DB_DATABASE', 'forge'),

    'unix_socket' => env('DB_SOCKET', ''),
    'charset' => 'utf8',
    'collation' => 'utf8_general_ci',
    'prefix' => '',
    'strict' => true,
    'engine' => null,
],

Kiểm tra đảm bảo laravel đã write và read trên server master và slave tương ứng.

// Create là hành động write, vậy sẽ xảy ra trên db master
$productOnMaster = Product::create([
    'title' => 'Đây là sản phẩm test'
]);

// Find là hành động read, vậy sẽ xảy ra trên db slave
$productOnSlave = Product::find($productOnMaster->id);

// Nếu lấy được dữ liệu trên slave
// và ID của product trên slave == ID của product trên master
if ($productOnSlave && $productOnSlave->id == $productOnMaster->id) {
    echo "It work";
} else {
    echo "Fails";
}

Lời kết

Bài viết trên được viết dựa trên kinh nghiệm tìm hiểu mày mò của anh Nguyễn Văn A sau 4 ngày tìm hiểu. Nếu có vấn đề gì sai sót, rất mong nhận được góp ý đến từ các bạn. Sau khi nhận được góp ý, mình sẽ báo với anh A ngay.

Các bạn nên lưu ý, việc anh A cài đặt mô hình master – slave như trên chỉ là một mô hình demo, còn trong môi trường thật sẽ có thêm nhiều vấn đề xảy ra như độ trễ giữa việc đồng bồ database master và database slave, việc phân quyền truy cập của tài khoản slave, vân vân và ti tỷ các thứ khác.

Cảm ơn tất cả các bạn.